Hiện nay khái niệm long-form hay e-magazine hay megastory được dùng gần như là một trong nghề báo. Nhưng nếu tìm hiểu định nghĩa cụ thể chúng ta có thể thấy được những mặt khác nhau, những đóng góp rõ ràng của dạng bài báo xu hướng mới.
Long-form là gì? Long-form mang lại hiệu quả như thế nào?
Long-form là hình thức sản phẩm báo chí với các bài viết dài và dung lượng nội dung lớn. Thông thường bài viết long-form có từ 1.000 đến 20.000 chữ.
Hãy hỏi hai chuyên gia làm nội dung marketing về long-form, bạn sẽ nghe được hai nhận định hoàn toàn khác nhau. Người đầu tiên có thể cho rằng làm nội dung long-form là mạo hiểm, khi mà khoảng thời gian duy trì tập trung của độc giả thường khá ngắn.
Trong khi đó người kia có thể nhận định rằng làm long-form là cách tuyệt vời để gắn kết với độc giả, cũng như mang đến cho họ giá trị chân thực và trải nghiệm thực sự.
Dù cho người làm nội dung marketing thường chỉ có một nguyên tắc làm theo, nhưng thực tế cũng có nhiều độc giả muốn đọc những bài viết chuyên sâu, và vì thế một số tờ báo sẵn sàng đáp ứng.
Ví dụ, trang chuyên ngành tài chính kinh doanh Quartz không bao giờ xuất bản bài viết có số lượng chữ nằm trong khoảng 500-800 chữ như nguyên tắc “dễ đọc”.
Nguyên nhân vì Kevin Delaney, Tổng biên tập của Quartz tin rằng đang có quá nhiều trang tuân theo một cách “mê tín” khoảng số chữ đó. Delaney thậm chí còn phát triển một mô hình được gọi là “Đường cong Quartz” biểu hiện tương quan giữ độ dài bài viết và xu hướng tiếp cận nội dung của Quartz.
Làm bài dài hơn, nội dung chuyên sâu hơn mang lại giá trị cho độc giả là chiến lược nội dung thành công được trang WordStream ghi nhận vì đã giúp tăng gấp 3 lần thời gian lưu lại trên trang, từ 1’33 lên 4’35.
Nội dung long-form cũng có thể tạo ra tác động tích cực lên xếp hạng của trang trong kết quả tìm kiếm. Như biểu đồ từ serpIQ dưới đây, bạn có thể thấy những bài viết xếp đầu tiên có độ dài khoảng 2.450 chữ, đó chắc chắn không phải những bài nhẹ nhàng.
Và tất nhiên long-form không chỉ có tác động tốt đến hệ thống tìm kiếm, mà còn tác động tốt đến độc giả. Trang blog Medium thu thập dữ liệu từ chính những bài viết thành công nhất của mình, đo thời gian trung bình độc giả lưu lại trên trang trong mối tương quan với độ dài bài viết và thời gian độc giả thông thường đọc xong bài viết.
Kết quả thu được là bài viết lý tưởng sẽ khiến độc giả mất khoảng 7 phút để đọc, dài khoảng 1.600 chữ.
Độ dài nội dung cũng có thể liên quan đến chủ đề bài viết. Trang blog ViperChill chuyên viết về marketing đã đem so sánh dữ liệu độ dài trung bình của bài viết được chọn ngẫu nhiên theo các chủ đề khác nhau.
Long-form khác gì với e-magazine?
Dù trong thời đại công nghệ, nhưng độc giả không chỉ đọc các tin dạng tin ngắn mà nhiều người vẫn có xu hướng chuyển sang những bài viết chuyên sâu hơn mang đến kiến thức thực sự.
Nhưng với lượng thông tin tràn ngập mỗi ngày, những bài viết long-form liệu có thể luôn thu hút bởi độ dài của nó? Nếu chỉ đơn thuần là chữ viết, nếu long-form chỉ đơn thuần là “bài dài”, chắc chắn sẽ khiến người đọc nhàm chán.
Một số bài viết chất lượng cao nhưng cách thể hiện không mới lạ sẽ không tối ưu được sự chú ý của người đọc. Đó là lý do e-magazine với thiết kế đẹp mắt kết hợp cùng nội dung dài chuyên sâu mới là xu hướng mới.
Bài e-magazine (như ONECMS giới thiệu ở đây) là kiểu bài báo đa phương tiện (multimedia) có thể bao gồm cả chữ viết, ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, các yếu tố đồ họa được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới.
Ở đó, người ta sử dụng tít hiệu ứng (thường được chèn trong ảnh đầu bài – gọi là cover), chữ viết trở nên linh hoạt với những phần trích dẫn được bố trí đẹp mắt, ảnh thường được thiết kế toàn màn hình (theo chiều ngang).
Ngày nay, 86% độc giả coi đồ họa là yếu tố đầu tiên cuốn hút khách hàng đọc nội dung. Bài viết chứa hình ảnh hoặc video có thể tăng traffic trung bình gấp 32% so với nội dung thông thường.
Đó là lý do mà e-magazine – sản phẩm tạp chí online chứa nhiều hình ảnh, thu hút người đọc bởi tính thẩm mĩ vượt trội giữa vô số các bài viết thông thường.
Tất nhiên hiện nay khái niệm long-form hay e-magazine được dùng gần như là một (hay dạng bài còn được gọi với những tên khác như megastory, special…), vì bài dài long-form chắc chắn cần đến thiết kế đẹp của e-magazine.
*Nguồn tổng hợp:ONECMS, wikipedia.org, wordstream.com, admicro.vn…
Related Tại sao sức khỏe tâm lý lại không được coi trọng tại Việt Nam? In "Children" Phác thảo chân dung đồng nghiệp tương lai Gen Z In "Children" Sức ảnh hưởng của thế hệ Z In "Children"
Posted on 2020 by Nguoidentubinhduong in General IT, General Posts 0
Post navigation
Previous post[Sách cũ] Những câu chuyện về sách cũ – P4 Next postCông nghệ số thay đổi diện mạo của ngành truyền thông tại Việt Nam
Thank you so much
Comentários